Phát triển đại lý tại các tỉnh thành

May 21, 2012 Leave a comment

(WWW.VALVOLINE.COM.VN) Valvoline là một trong những nhà sản xuất lớn nhất của dầu động cơ tại Hoa Kỳ. Valvoline được thành lập bởi Tiến sĩ John Ellis _  người đã sáng chế chất bôi trơn động cơ có nguồn gốc dầu khí vào năm 1866 và đăng ký nhãn hiệu tên Valvoline năm 1873 ở Binghamton, New York. Hiện nay, Trụ sở chính Tập đoàn Valvoline  đặt tại Lexington, KY, USA.

Công Ty Cổ Phần Sacomtech tự hào là nhà nhập khẩu và phân phối sản phẩm dầu nhớt hàng đầu của Hoa Kỳ để phục vụ cho người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.

Hiện tại chúng tôi đang phát triển hệ thống tại các tỉnh thành. Quý công ty quan tâm sản phẩm cần hợp tác phân phối xin vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Sacomtech

257/10A Bến Chương Dương, P Cô Giang, Q1, TP.HCM

Hotline Phòng Kinh Doanh : 090.688.2681

Categories: AUTOMOBILE

Giải thích các thông số kỹ thuật về dầu nhớt

March 5, 2011 1 comment

I. CHỈ SỐ ĐỘ NHỚT (Viscosity Index – VI): Là sự thay đổi độ nhớt của dầu nhờn trong khoản nhiệt độ cho trước

Dầu nhờn có độ nhớt biến đổi lớn theo nhiệt độ VI thấp.

Dầu nhờn có độ nhớt biến đổi nhỏ theo nhiệt độ VI cao.

Trong đồ thị ASTM: độ dốc của đường thẳng biểu thị độ nhớt so với nhiệt độ chỉ ra tính chất của VI:

Dốc nhiều (cao): VI thấp

Dốc ít (thấp): VI cao

* LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ DẦU NHỜN CÓ VI CAO?

 

Phải chọn dầu gốc có VI cao.

Phải thêm phụ gia cải thiện tăng cường độ nhớt (VII – Viscosity Index Improver)

Hoặc phải phối hợp cả hai phương pháp nói trên

II. NHIỆT ĐỘ CHỚP CHÁY/ĐIỂM CHỚP CHÁY CLEVELAND (cốc hở)

a. Định nghĩa nhiệt độ chớp cháy (NĐCC), điểm chớp cháy (ĐCC):

NĐCC là nhiệt độ thấp nhất mà tại áp suất khí quyển (101, 3 KPa), mẫu dầu nhớt được nung nóng đến bốc hơi và bắt lửa. Mẫu sẽ chớp cháy khi có ngọn lửa và lan truyền tức thì ra khắp bề mặt của mẫu dầu.

Như vậy:

Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ mà tại đó lượng hơi thoát ra từ bề mặt của mẫu dầu nhờn sẽ bốc cháy khi có ngọn lửa đưa vào.

Và:

Nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hơi thoát ra từ mẫu dầu nhờn vần tiếp tục cháy được trong 5 giây gọi là điểm bắt lửa.

Điểm chớp cháy và điểm bắt lửa phụ thuộc vào độ nhớt của dầu nhờn:

Dầu nhờn có độ nhớt thấp thì điểm chớp cháy và điểm bắt lửa thấp

Ngược lại, dầu nhờn có độ nhớt cao điểm chớp cháy và điểm bắt lửa cao.

 

Điểm chớp cháy và điểm bắt lửa cũng phụ thuộc vào loại dầu gốc:

Dầu gốc loại Napthenic có điểm chớp cháy và điểm bắt lửa nhỏ hơn dầu gốc Paraffinic khi có cùng độ nhớt.

Nói chung, đối với các hợp chất tương tự nhau thì điểm chớp cháy và điểm bắt lửa tăng khi trọng lượng phân tử tăng.

Ví dụ: dầu nhờn, dầu FO, DO, dung môi…

* TẠI SAO PHẢI CẦN THỬ NGHIỆM VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY?

Vì:

 

Phòng chống cháy nổ khi dầu nhờn làm việc ở nhiệt độ cao.

Tránh tổn thất hoặc hao hụt (bay hơi) nghĩa là dầu nhờn phải làm việc trong môi trường mà nhiệt độ cao nhất tại đó phải thấp hơn nhiệt độ chớp cháy của dầu để tránh tổn thất của dầu nhờn do bay hơi cũng như cháy nổ.

Thông thường nhiệt độ chớp cháy của dầu đã sử dụng không thay đổi nhiều so với dầu mới. Nếu thấp hơn nhiều là do trộn lẫn vô số chất có điểm chớp cháy thấp (nhiên liệu). Nếu cao hơn là do dầu bị nhiểm bẩn hoặc do lẫn với dầu nhờn có độ nhớt cao hơn.

 

Để xác định nhiệt độ chớp cháy có 02 phương pháp:

Phương pháp cốc hở Cleveland (COC + Cleveland Open Cup)

Phương pháp cốc kín Pensky – Marsten (PMCC – Pensky Martens Closed Cup)

Như:

Sự trộn lẫn dầu DO của động cơ Diesel vào dầu nhờn làm điểm chớp cháy giảm và độ nhớt cũng giảm.

Hoặc đối với những loại nhớt tổng hợp dùng cho động cơ 02 thì để xác định chính xác điểm chớp cháy không thể dùng điểm chớp cháy Cleveland, cũng như dầu thắng (HBF3/4) mà phải dùng phương pháp PMCC. Vì PMCC có điểm chớp cháy thấp hơn COC do nó có tính an toàn cao hơn.

Phương pháp làm thí nghiệm xác định điểm chớp cháy:

Ngọn lửa thử: D = 5/32 ” (4mm)

Khuấy đều mẫu

Nhiệt độ tăng lên từ 50C – 60C/phút (90F – 110F)

Và cứ nhiệt độ tăng lên 10 C (20F) thì ta đưa ngọn lửa vào cho đến khi đạt 1040C (2200F). Khi trên 1040C thì ta đưa ngọn lửa thử vào khi nhiệt độ tăng 2,70C (50F). Đến khi ngọn lửa phựt cháy trên bề mặt bốc hơi của mẫu thì nhiệt độ tại đó gọi là nhiệt độ chớp cháy (điểm chớp cháy) và nếu sự phựt cháy kéo dài trong 5 giây thì nhiệt độ tại đó gọi là điểm bắt lửa.

Tại sao phải chống nhủ hóa (khử nhủ)?

Trong nhiều trường hợp dầu bôi trơn thường bị lẫn nước.

Do:

Nước có trong không khí ngưng tụ do quá trình nén (dầu thủy lực Azolla ZS, dầu máy)

Nén khí Cortusa, Drosera MS

Dầu tiếp xúc với hơi nước (tuabin hơi nước – Preslia)

Hoặc do nước văng vào (dầu hợp số hỡ Carter EP)

Nếu lượng nước không hoàn toàn tách ra thì nhủ sẽ được tạo thành và nước được giữ trong dầu ở dạng nhủ tương.

Chính nhủ tương này sẽ gây ra:

Hang rỉ các bộ phận kim loại.

Tăng khả năng oxy hóa của dầu nhờn và giảm khả năng bôi trơn của dầu.

Đối với dầu turbin: tạo nên cặn bùn, làm tắc ống dẫn, đẩy nhanh quá trình hư hỏng ổ bạc lót và các chi tiết cần bôi trơn (hộp giảm tốc)

Đối với dầu thủy lực và máy nén khí: do ngưng tụ sẽ gây hư hỏng các chi tiết chuyển động cần bôi trơn.

Đối với dầu hộp số hở và kín: do nước văng tóe vào các chi tiết trên sẽ giảm tuổi thọ chuyển động.

Có một số loại dầu chúng ta cần tính tạo nhủ cao như:

Dầu bôi trơn cho các máy khoan đá vỉ luôn phải tiếp xúc với nước do đó việc tạo nhủ là cần thiết nhằm giúp cho việc tạo màn dầu bảo vệ kim loại và chống mài mòn.

Dầu gia công cắt gọt kim loại cần phải dễ dàng hòa trộn với nước làm tăng khả năng làm mát của dầu và những phụ gia đặc biệt giúp dầu có tính bôi trơn tốt.

Dầu thủy lực pha với nước nhằm tránh cháy nổ khi sử dụng các hệ thống thủy lực ở hầm mỏ hoặc nơi có nhiệt độ cao nhưng vẫn được bảo đảm tính năng bôi trơn và đặc tính của dầu thủy lực.

3. TRỊ SỐ KIỀM TỔNG TBN (ASTM D 2896)(Đồ thị tương quan giữa TBN & %S)

Phương pháp thử nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM D 2895 rất thông dụng đối với dầu động cơ Diesel

Định nghĩa:

 

Trị số TBN là độ kiềm trong dầu bôi trơn cho biết lượng Acid Percloric (HCLO4) được quy đổi tương đương lượng KOH (tính bằng mg) cần thiết để trung hòa hết các hợp chất mang tính kiềm có trong 1 gram mẫu dầu nhờn.

Tại sao trong dầu nhờn động cơ diesel phải có TBN?

Trước hết ta hãy xem lưu huỳnh trong nhiên liệu dầu DO hoặc HFO tác động đến xylanh và piston như thế nào ?

Hầu hết nhiên liệu đều có chứa lưu huỳnh (S)

DO: S £ 0.5%

HFO: 0.5% < S £ 5%

Lưu huỳnh tồn tại trong nhiên liệu dưới dạng hợp chất lưu huỳnh và các phân tử Hydro carbon.

Trong quá trình cháy nổ: S + O2 ® SO2 (nhiệt độ cao và dạng khí)

SO2 không cháy nhưng ở nhiệt độ cao lại phản ứng với O2 cho ra SO3 và toả nhiệt

2 SO2 + O2 ® 2 SO3 + 62,200 Calors

SO3 + H2 O (khí nạp vào buồng đốt, sinh ra sự đốt cháy Hydro trong nhiên liệu) H2 SO4

Chính acid H2 SO4 gây ra sự ăn mòn hóa học và mài mòn của xylanh và vòng bạc secmăng nhanh chóng.

Vậy để tránh xảy ra vấn đề trên thì:

Giảm hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (S = 0.04% – 0.05%) nhưng chi phí sản xuất cao (dùng cho các động cơ Diesel CAT, API, CG4 ® TOTAL Rubia 6400)

Hoặc đưa một lượng kiềm cần thiết vào trong dầu nhờn để trung hòa lượng Acid sinh ra trong quá trình cháy nổ của động cơ Diesel.

Đó là lý do có thông số TBN trong dầu nhờn động cơ Diesel.

Tuy nhiên, thường các nhà chế tạo động cơ Diesel đưa ra mức TBN trong dầu nhờn tương ứng với hàm lượng lưu huỳnh có trong nhiên liệu(%S)

Ví Dụ:

WARTSILA: TBN = 7 + % S x 11 (S = 3% ® TBN = 7 + 3×11 = 40)NIIGATA: S <1% TBN = 15 – 20

1% < S < 2% TBN = 25 – 30

2% < S < 3.5% TBN = 30 – 40

3.5% < S < 5% TBN = 40 – 75

4. TRỊ SỐ AXÍT TỔNG (TAN)

Định nghĩa:

Là lượng kiềm KOH (tính bằng mg) cần thiết để trung hòa hết tất cả các hợp chất mang tính axit có trong 1g mẫu dầu nhờn.

Thường thấy ở dầu cách điện (Isovoltine KA 7-4, Isovoltine II)

Dầu máy nén khí lạnh (Lunaria K, Lunaria KT)

 

Tại sao phải giới hạn TAN trong dầu nhờn ?

 

Đối với hầu hết các loại dầu bôi trơn đều có chỉ số TAN ban đầu tương đối nhỏ và tăng dần trong quá trính sử dụng. Khi TAN tăng lên sẽ đánh mất tính năng chống oxy hóa của dầu nhờn và lúc đó dầu lại bị oxy hóa làm cho TAN trong dầu lại tiếp tục tăng lên và sẽ làm giảm tuổi thọ của dầu.

Chỉ số TAN của dầu đã sử dụng (dầu thải) là một đại lượng đánh giá mức độ biến chất của dầu do quá trình oxy hóa. Tuy nhiên đó không phải là tiêu chuẩn duy nhất để xác định sự biến chất của dầu do quá trình oxy hóa mà phải còn phải xem xét đến thông số khác như: độ nhớt, hàm lượng tạp chất cơ học và cặn.

Lưu ý:

Đối với dầu có phụ gia chống mài mòn kẽm Diankyl Dithiophotphat (Zn DDP) như dầu thủy lực thì có chứa hàm lượng axit ban đầu cao nên giá trị TAN ban đầu không thể tiên đoán chính xác chất lượng của dầu và trong giai đoạn đầu sử dụng TAN thay đổi đáng kể và đánh mất đi tính năng chống oxy hóa của dầu.

Tại sao phải giới hạn TAN trong dầu biến thế ?

Những yếu tố quan trọng trong dầu biến thế:

Khả năng cách điện.

Độ sạch của dầu (cặn bẩn)

Độ ẩm, khả năng chống oxy hóa.

Do đó nếu TAN tăng quá giới hạn (0.03 max) thì dầu bị oxy hoá dẫn đến:

Tăng độ nhớt, giải nhiệt kém nguy hiểm

Ăn mòn mạnh và gây cặn bẩn tính cách điện kém và tính chống oxy hóa giảm.

Đối với dầu máy nén khí lạnh:

Những yếu tố quan trọng:

 

Tính chất ổn định hoá học và nhiệt (dầu vừa chịu nhiệt độ cao và thấp)

Tính cách điện (đối với máy kính: cuộn dây nằm trong lốc máy)

Độ nhớt: tạo màng dầu tốt ở nhiệt độ cao và loãng để hồi dầu hoàn toàn khi nhiệt độ thấp.

Do đó nếu TAN tăng quá giới hạn (0.05 max và trị số trung hòa TAN + TBN < 0.2) thì dẫn đến:

 

Tính oxy hóa tăng, độ nhớt tăng, khả năng bôi trơn ở nhiệt độ kém và dễ bị tác dụng với môi chất lạnh làm hư máy nén.

Ăn mòn các chi tiết và không đáp ứng được tính bôi trơn ở nhiệt độ cao cũng như nhiệt độ thấp.

Khả năng cách điện kém, hư cuộn dây và lốc máy.

Đối với dầu turbin: (ASTM D 664: chuẩn độ điện thế)

Các yếu tố quan trọng:

Chống tạo bọt, nhủ

Chống mài mòn, ăn mòn

Chống oxy hóa và cặn

 

TAN không được tăng quá giới hạn (0.2 max) vì:

+ Tạo cặn

+ Acid hữu cơ, dầu bị đặc lại (tăng độ nhớt)

+ Sự oxy hoá tăng sản phẩm oxy hoá không tan tạo thành keo

+ Giảm tính khử nhủ, khả năng giải phóng bọt khí kém hư hỏng thiết bị.

5. TRỊ SỐ TRUNG HÒA:

Thực chất là trị số acid trong dầu nhờn. Tuy nhiên tùy theo loại và tính chất yêu cầu của dầu nhờn mà người ta xét đến TAN hoặc TBN.

Nếu là dầu động cơ thì trị số TBN là quan trọng hơn người ta dùng axit Perclohyric (HCLO4) để xác định tính kiềm của mẫu dầu (TBN) từ lượng HCLO4 tiêu hao để trung hoà kiềm trong mẫu dầu ta xác định được lượng kiềm trong mẫu. Nhưng vì để thống nhất đơn vị người ta quy định lượng HCLO4 ra tương đương mg KOH.

Ngược lại đối với dầu biến thế, dầu turbin, dầu máy nén khí lạnh thì trị số TAN là quan trọng dễ ảnh hưởng đến tính chất và khả năng sử dụng của dầu. Do đó để xác định hàm lượng TAN (đối với dầu mới lẫn dầu cũ) có nằm trong phạm vi cho phép không, thì người ta dùng kiềm KOH để trung hoà lượng axit có trong mẫu dầu, lượng KOH tiêu hao này cho đến khi mẫu đến đích trạng thái trung hòa chính là lượng axit có trong dầu.

Tại sao cần phải xác định hàm lượng nước trong dầu nhờn?

Bởi vì:

Hàm lượng nước trong dầu bôi trơn là một đặc trưng quan trọng đối với:

Dầu thủy lực, dầu máy nén khí.

Dầu bánh răng công nghiệp.

Dầu động cơ Diesel.

Dầu turbin.

Dầy xylanh hơi nước.

Đặc biệt nó cực kỳ quan trọng đối với dầu biến thế.

Nước trong dầu bôi trơn không những đẩy nhanh sự ăn mòn và oxy hoá mà còn gây ra hiện tượng nhủ tương. Trong một vài trường hợp nó còn gây ra hiện tượng thủy phân các phụ gia tạo ra cặn bùn.

Nếu hàm lượng nước trong dầu nhờn công nghiệp không phải ở mức vết/trace (0.1% wt) thì phải loại chúng bằng phương pháp ly tâm, cất chân không hoặc lọc.

Một số chỉ tiêu giới hạn trong dầu nhờn đối với hàm lượng nước:

Dầu động cơ diesel: không có hoặc <0.1% wt (vết/trace) (ASTM D 95)

Dầu biến thế: không có hoặc < 30 ppm (max)

Dầu thủy lực: không có hoặc <0.1% wt trong quá trình sử dụng nếu > 0.2% wt thì phải thay vì sẽ ăn mòn hệ thống thủy lực và thủy phân các hợp chất phụ gia.

Dầu hộp số: hàm lượng nước < 0.2 % wt. Trong quá trình sử dụng nếu > 0.5% wt thì phải thay.

+ Dầu turbin: không có hoặc < 0.1% wt

+ Dầu nén khí lạnh: < 50 ppm

+ Dầu nén khí: không có hoặc < 0.1 % wt

 

6. ĂN MÒN LƯU HUỲNH (Sulphure Corrosive – Ăn mòn bởi surphure)

Tại sao lại có chỉ tiêu này ?

Lưu huỳnh có sẳn trong dầu gốc hay phụ gia. Nó có thể ở dạng hoạt động hoặc trơ khi kết hợp với các chất khác.

Lưu huỳnh hoạt động là loại tác dụng được với kim loại đồng ở nhiệt độ cao và hậu quả không mong muốn của lưu huỳnh là gây ăn mòn đồng. Chính từ lý do đó cho nên trong dầu biến thế người ta phải yêu cầu dầu không có tính năng ăn mòn bởi surphure.

Vì:

 

Các cuộn dây đồng trong máy biến thế được ngâm trong dầu và để ngoài trời nếu tính năng không bảo đảm sẽ gây ra nguy hiểm cho máy biến thế do dây đồng bị ăn mòn và sự cách điện của các dây không còn tác dụng và tạo cặn làm giảm tuổi thọ của dầu

Do đó:

 

Đối với dầu biến thế phải xác định độ ăn mòn surphure hoặc độ ăn mòn bởi lá đồng đối với dầu mới.

Hậu quả không mong muốn của lưu huỳnh là gây ăn mòn, như ăn mòn đồng. Tuy nhiên, do những hiệu ứng của phụ gia cực áp, điều tiết quá trình chạy máy đã bù trừ tác dụng ăn mòn này. Do đó, trong nhiều trường hợp S có trong dầu nhờn ở dạng phụ gia thường kết hợp với nguyên tố khác (clor, photpho) như phụ gia chịu cực áp, chống mài mòn, chống oxy hoá và chống ăn mòn hoá học.

7. ĂN MÒN LÁ ĐỒNG (100 độ C trong 3 giờ)

Khái niệm:

Dầu thô khi khai thác có chứa các hợp chất lưu huỳnh, phần lớn các hợp chất này được loại ra khỏi dầu trong quá trình tinh luyện. Tuy nhiên, các hợp chất lưu huỳnh còn lại sẽ gây ăn mòn nhiều kim loại khác nhau nhưng độ ăn mòn này không phải lúc nào cũng tương quan với từng hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu. Hiện tượng ăn mòn tuỳ thuộc vào loại hợp chất hoá học của lưu huỳnh có trong dầu (hoạt động hay trơ)

Sự ăn mòn được định nghĩa như một sự oxy hoá trên bề mặt kim loại gây nên sự tổn thất kim loại hay sự tích tụ các cặn bẩn. Đối với các ổ trục bằng hợp kim đồng, các ống lót trục và các bộ phận chuyển động của trục vít bằng đồng thau phải được bôi trơn bằng các loại dầu không gây ăn mòn. Cũng như các loại dầu khác như: dầu thủy lực, dầu hàng không, dầu cắt gọt kim loại, đặc biệt là dầu biến thế và máy nén khí lạnh phải không gây ăn mòn đồng.

Vì vậy:

Để xem xét dầu nhờn có thích hợp với các kim loại dễ bị ăn mòn hay không người ta phải tiến hành phép thử ăn mòn với tấm đồng.

8. TÍNH ỔN ĐỊNH OXY HÓA Ở 1000C, 164 GIỜ (IEC)

Đây là các thông số chính yếu được xem xét đối với 02 loại dầu:

Dầu máy biến thế

Dầu turbin

Người ta sẽ thử theo những phương pháp khác nhau đối với hai loại dầu này.

Khái niệm: Tại sao phải có thông số này, đặc biệt đối với hai loại dầu biến thế và turbine?

Quá trình oxy hóa là một dạng làm hỏng tính chất hóa học của dầu nhờn. Độ bền của dầu nhờn đối với quá trình oxy hóa là một đặc trưng quan trọng. Đặc biệt đối với dầu turbine và dầu máy biến thế đòi họi loại dầu này phải có tuổi thọ lâu dài.

Sự oxy hóa của dầu bôi trơn phụ thuộc vào 03 yếu tố chính sau:

– Nhiệt độ

– Sự hiện diện của oxy

– Hiệu ứng xúc tác của kim loại như Cu, Fe,…

Nếu ta biết được điều kiện làm việc của dầu nhờn thì 03 điều kiện trên có thể thay đổi để đưa ra được điều kiện thử nghiệm ở phòng thí nghiệm tương đương với điều kiện thực tế mà dầu sử dụng bên ngoài. Tuy nhiên, sự oxy hóa dầu nhờn trong quá trình sử dụng là một quá trình cực kỳ chậm và phép thử như vậy rất tốn nhiều thời gian. Do đó để rút ngắn thời gian người ta phải tăng nhiệt độ để tăng quá trình oxy hóa.

Phép thử đo độ bền oxy hóa của dầu là cơ sở để đánh giá tuổi thọ tương đối của dầu bôi trơn.

Quá trình oxy hóa nói chung được xác định là phản ứng dây chuyền của các gốc tự do sau:

R + O –> ROO (1)

Những gốc hoạt động R đầu tiên được hình thành từ những phần tử dầu không bền, chịu tác động của oxy trong không khí tạo ra những gốc peroxyl (ROO)

ROO + RH –> ROOH + R (2)

Peroxyl ROO sau đó lại tác động với chưa bị oxy hóa RH tạo thành những hạt nhân phản ứng mới (R) và Hydro peroxyl (ROOH)

ROOH –> RO + HO (3)

Các hydroperoxyl này không bền lại sinh ra các gốc mới để phát triển phản ứng tạo thành các ancol, xeton, andeliyt, axitcarbonic, và các hợp chất khác.

Trong khi phản ứng oxy hóa tiếp diễn, các hợp chất chứa oxy bị polynce hóa tạo thành những chất có độ nhớt cao, mà đến một nhiệt độ nào đó trở nên không tan trong dầu.

Như vậy:

Quá trình oxy hóa gây ra những hợp chất không tan trong dầu đó là cặn (sludge)

Và:

Một số hợp chất oxy hóa là những chất phân cực hoạt động là các axit làm tăng nhanh quá trình rỉ sét và ăn mòn.

Chính từ các lý do này nên hai thông số cần phải xét độ bền oxy hóa của dầu là hàm lượng axit (trị số trung hòa) và hàm lượng cặn (sludge)

Điều kiện của quá trình oxy hóa:

Có mặt của oxy

Axit

Nhiệt độ L

Tác dụng xúc tác của kim loại (Cu, Fe)

Các sản phẩm của quá trình oxy hóa:

Axit

Cặn

9. DẦU THẮNG:

Khái Niệm:

 

Dầu thắng là dạng chất lỏng truyền áp lực từ chân đạp thắng đến hệ thống nén phanh ép vào đĩa (thắng đĩa) hoặc tang trống.

Điều kiện làm việc:

Nhiệt độ của dầu thắng khi làm việc rất cao vì:

 

+ Xe đông đúc trong thành phố do đó phải cần sử dụng hệ thống thắng liên tục.

+ Xu hướng thiết kế khí động học của xe làm giới hạn khả năng làm mát tự nhiên của hệ thống thắng.

 

Dưới những điều kiện khắc nghiệt như vậy đĩa thắng (hệ thống thắng đĩa) có thể đạt đến 500 độ C và tang trống thắng có thể đạt đến 300 độ C – 400 độ C. Do sự truyền nhiệt, nhiệt độ của dầu thắng có thể đạt đến 220 độ C. Nhiệt độ này được xem là điểm sôi của dầu thắng, thậm chí thấp hơn 220 độ C nếu như dầu thắng không sạch hoặc bị nhiểm bẩn.

Điểm sôi (boiling point)? Nút hơi nước (vapor lock)?

Dầu thắng tổng hợp có khuynh hướng hút hơi nước từ không khí và nó khuếch tán thông qua đường ống dẫn và lỗ thông gió của bình chứa dầu thắng.

Sự hiện diện của nước làm cho điểm sôi của dầu thắng thấp và như vậy làm cho sự giải phóng bọt khí dễ dàng xãy ra của dầu thắng trong hệ thống thắng.

Khí, không như chất lỏng, là nén được, với kết quả này áp lực sẽ không truyền đến đĩa thắng hoặc tang trống. Hiện tượng này gọi là nút hơi nước.

Điểm sôi của dầu thắng được xác định theo 2 cách khác nhau:

 

+ Điểm sôi khô, là nhiệt độ nếu tại đó dầu thắng tinh sạch bốc hơi.

+ Điểm sôi ướt, là nhiệt độ mà tại đó mẫu dầu thắng tương tự như mẫu xác định điểm sôi khi bốc hơi, nhưng mẫu này cho hấp thu hơi nước tương đương với dầu thắng sử dụng ở điều kiện bình thường thực tế của xe trong hai năm. Sự xác định điểm sôi ướt nhằm mục đích là xét đến sự an toàn cũng như cho phép đánh giá khả năng hút hơi ẩm của dầu thắng.

Các tiêu chuẩn của dầu thắng tổng hợp:

Có 3 tiêu chuẩn:

SAE J 1703

ISO 4925

DOT

 

§ DOT: (US: National Highway Safety Bureau Department of Transportation): Cục An Toàn Đường Cao Tốc Quốc Gia Của Bộ Giao Thông Vận Tải Hoa Kỳ.

Hiện nay có 3 cấp: DOT 3, DOT 4, DOT 5

DOT 3 là thấp nhất

DOT 4 khá thông dụng

DOT 5 cao cấp nhất và có gốc là silicone nó không tương thích với DOT 3 và DOT 4 có gốc là Glycol.

Do đó ngày nay người ta nâng cấp DOT 5 thành DOT 5.1 có gốc là Glycol dễ dàng tương thích với DOT 3 và DOT 4

§ SAE J 1703: (Society of Automative Engineering)

Từ khi tiêu chuẩn DOT 3 và DOT 4 ra đời nó đã được sử dụng rộng rãi đối với những nhà chế tạo ô tô và tiêu chuẩn SAE J 1703 ít được sử dụng hơn kể từ đó.

§ ISO 4925:Tiêu chuẩn này tương đương với DOT 3, nhưng ít được sử dụng.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật ISO, SAE, DOT yêu cầu những tiêu chuẩn tối thiểu có liên quan đến các đặc điểm sau:

Điểm sôi khô và điểm sôi ướt.

Khả năng hút ẩm cho phép.

Độ nhớt, độ pH.

Tính ổn định khi làm việc ở nhiệt độ cao cũng như loãng ở nhiệt độ thấp.

Hóa tính ổn định.

Tính năng ăn mòn kim loại.

Sự bốc hơi.

Tính tương thích, bền oxy hóa.

Tác dụng với các chất cao su cũng như độ bền dầu thắng.

So sánh ISO, SAE, DOT:

ĐẶC TÍNH SAE J 1730 ISO 4925 (DOT 3) DOT 4 DOT 5/DOT 5.1
EREP (0C) 205 min 205 min 230 min 260 min
WERBP (0C) 140 min 140 min 155 min 180 min
Độ nhớt ở 400C (mm2/s) 1800 max 1500 max 1800 max 1900 ma

10. CHỈ SỐ ALKALINITY (Coolant) ml HCL N/10:

Alkalinity: tính kiềm, độ kiềm.

Đối với axit hoặc bazơ thường thể hiện nồng độ theo:

% khối kượng, % thể tích

% phân tử (M: mol), % phân tử đương lượng (N = M/n với n là số hóa trị trao đổi)

ml HCL N/10: dung dịch axit HCL có nồng độ mol 1/10 (phân tử lượng HCL: 36.5 x 1/10

Độ kiềm dự trữ (Reverve Alkalinity) nói lên tính kiềm của dung dịch Coolant vì:

Tránh ăn mòn các chi tiết đồng thau trong két nước

Ở nhiệt độ cao khi nó làm mát động cơ (gang, nhôm, đồng thau…) Cũng như các kim loại trong lốc máy và các ống cao su. Do đó đòi hỏi Coolant không có tính axit và để xác định tính kiềm (alkalinity) người ta dùng axit Clohydric HCL để trung hòa. Khi đạt đến điểm trung hòa thì lượng axit HCL có nồng độ 1/10 ml (N/10) tiêu hao chính là hàm lượng kiềm có trong Coolant.

11. PHÂN LOẠI NLGI (National Lubrication Grease Institude)

Cấu tạo mỡ bôi trơn:

Gồm 3 thành phần chính:

Dầu gốc (khoáng hoặc tổng hợp)

Chất làm đặc

Phụ gia

Dầu gốc:

 

Độ nhớt của dầu gốc ảnh hưởng ghê gớm đến tính chất của mỡ bôi trơn cho ổ đỡ và vòng bi có tốc độ cao.

Đối với ổ đỡ và ổ lăn có tốc độ cao thì độ nhớt của dầu gốc là phải thấp.

Ngược lại, với ổ đỡ và ổ lăn có tốc độ thấp và chịu tải trọng nặng thì dầu gốc phải có độ nhớt cao.

Chất làm đặc (chiếm khoảng 15% và không tham gia vào quá trình bôi trơn):

 

Canxi (Ca), Natri (Na), nhôm (Al), Lithium (Li) và Lithium phức hợp. Các hợp chất với kim loại trên khi kết hợp với dầu gốc sẽ tạo ra phản ứng xà phòng hóa.

Bentonite, polyurea, polyurea phức hợp. Các hợp chất này không gây phản ứng xà phòng hóa khi kết hợp với kim loại.

Người ta dùng các chất làm đặc tính vì:

+ Rẻ

+ Tạo được một số tính năng cho mỡ: chịu nước, nhiệt độ, bám dính

+ Chịu được áp lực

Phụ gia:

Nhằm tăng cường tính năng chịu tải va đập và nặng người ta thêm một số phụ gia vào mỡ như:

Graphit (20 – 22%)

Molybdes disunphat MoS2 (3%)

Các chất phụ gia chịu cực áp như lưu huỳnh và phốtpho

Các chất ức chế chống ăn mòn và rỉ sét.

Các tính chất của mỡ:

Không bị ảnh hưởng bởi: trọng lực, áp lực, và lực ly tâm

Là dạng nữa lỏng, nữa rắn. Khi ổ đỡ không chuyển động rắn, khi ổ đỡ chuyển động thì mỡ là dạng lỏng.

Khi ổ đỡ vòng bi chuyển động ở vận tốc thấp thì màn mỡ dày hơn màn dầu nên chịu được tải trọng cao hơn.

Ba đặc điểm quan trọng của mỡ là:

Không tan trong dầu nhớt.

Nhưng lại có áp lực tốt với dầu nhờn tránh sự tách dầu xãy ra

Đồng nhất

Để xác định sự tách dầu của mỡ, người ta dùng máy ly tâm với lực ly tâm >3.600 lần trọng lượng của mỡ và quay trong 20 giờ. Sau đó xác định lượng dầu tách ra khỏi mỡ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mỡ:

Tải trọng

Nhiệt độ

Tốc độ

Sự hiện diện của nước

Các thông số kỹ thuật của mỡ:

Điểm chảy: (dropping point) ASTM D 566:

 

Là nhiệt độ mỡ tại đó giọt chất lòng đầu tiên tách ra khỏi mỡ được nung lên dưới những điều kiện mô tả trong thí nghiệm.

Đây là nhiệt độ giới hạn của mỡ vì khi tới nhiệt độ này mỡ sẽ chuyển sang dạng lỏng và không phục hồi lại được dạng bôi trơn rắn của mỡ.

Chất làm đặc: (4% – 2% trong mỡ nhưng thường là 7%)

Người ta dùng các kim loại kiềm làm chất làm đặc, do phản ứng xà phòng hóa của các hợp chất của kim loại này với dầu gốc. Hơn nữa, vì nó rẻ và cải thiện một số tính chất của mỡ như: chịu nước, độ bám dính, nhiệt độ làm việc, chịu tải.

Ngoài ra, người ta còn dùng nhiều hợp chất khác như: bentonite (đất sét), polyurea,…Làm chất làm đặt vì do những yêu cầu đặc biệt đòi hỏi mỡ bôi trơn phải đáp ứng được như: nhiệt độ cao (2400C – 2700C)

Phân loại mỡ theo NLGI:

Độ xuyên kim (độ cứng): Tính chất quan trọng của mỡ là độ đặc của nó cũng giống như độ nhớt của dầu nhờn và nó được đo bằng độ cứng tương ứng của mỡ và gọi là độ xuyên kim.

Dựa vào độ xuyên kim mà người ta phân loại các số của mỡ theo NLGI (có 6 cấp độ).

Ngoài ra, người ta còn phải phân loại tính chất của mỡ theo ISO.

Categories: TƯ VẤN

Những lưu ý khi sử dụng dầu phanh

March 5, 2011 Leave a comment
Do thời tiết nước ta có độ ẩm lớn và nhiệt độ cao nên việc bảo quản dầu phanh cũng như đổ thêm dầu phanh cần hết sức cẩn thận, tránh tiếp xúc với khí ẩm.

Là huyết mạch của hệ thống phanh thủy lực của ôtô, dầu phanh đóng vai trò quyết định để xe của bạn có thể vận hành an toàn. Khác với các loại dầu mỡ bôi trơn dùng cho việc giảm thiểu ma sát, làm mát ổ trục máy, bao kín các khe hở của piston, xilanh dầu phanh lại đảm nhiệm vai trò truyền lực là chủ yếu. Do mang đặc tính không chịu nén của chất lỏng nên dầu phanh có thể truyền lực tác động từ bàn đạp phanh đến các bộ phận của hệ thống phanh một cách chính xác nhất. Chức năng truyền lực này đòi hỏi dầu phanh phải có độ nhớt khá cao trong khi chỉ số độ nhớt lại nhỏ. Tính chất hóa lý của dầu phanh phải ổn định, độ bay hơi thấp và điều đặc biệt là không có bọt.

Dầu phanh các hãng Shell, Valvoline … đều có gốc glycol hoặc silicone và có độ nhớt thích hợp, không ăn mòn kim loại và các vật liệu của hệ thống phanh (cao su, chất dẻo, gang, thép…), đảm bảo bôi trơn bề mặt chịu tải cao…
Các chỉ tiêu kỹ thuật đặc trưng của dầu phanh có nhiều điểm khác biệt so với dầu nhờn bình thường nhất là chỉ tiêu kỹ thuật về điểm sôi khô (là nhiệt độ sôi của dầu phanh thuần khiết không có lẫn nước và điểm sôi ướt (nhiệt độ sôi của dầu phanh ngậm nước. Thành phần nước càng lớn, điểm sôi càng thấp, dầu phanh sủi bọt làm giảm khả năng truyền lực của phanh và chính bọt nước này là nguyên nhân gây mòn kim loại).

Điểm sôi ướt sẽ cho thấy đánh giá chất lượng dầu phanh. Khi sử dụng phanh, nhiệt độ của vùng xilanh phanh thường tăng cao trong thời gian ngắn. Nếu dầu phanh sôi ở nhiệt độ dưới 150°C thì hệ thống phanh mất tác dụng do dầu có bọt trở thành hỗn hợp chịu nén gây nguy hiểm, mất an toàn. Ngoài ra còn có hiện tượng dầu phanh ngậm nước ảnh hưởng đến điểm sôi ướt thường phát sinh từ quá trình bảo quản, dầu phanh tiếp xúc không khí, hơi nước sẽ xâm nhập vào dầu phanh.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu phanh như DOT 3, DOT 4, DOT 5. Các loại này phải có nhiệt độ sôi cao để tránh dầu bay hơi do nhiệt độ cao từ hệ thống phanh. DOT 3 là loại dầu phanh gốc glycol khá thông dụng tại Việt Nam và có nguồn. Nhước điểm của dầu gốc glycol là tính hút nước cao

DOT 5 khác với DOT 3 và DOT 4 khi có gốc silicone không hấp thụ hơi ẩm từ không khí và không tấn công bề mặt sơn như glycol.

Khi sử dụng dầu phanh nhất là các xe có hệ ABS, cần lưu ý các điểm sau đây:

– Do thời tiết nước ta có độ ẩm lớn và nhiệt độ cao nên việc bảo quản dầu phanh cũng như đổ thêm dầu phanh cần hết sức cẩn thận tránh tiếp xúc với khí ẩm. Thời gian thay dầu phanh thường sau 10.000 km xe lăn bánh. Nhưng nếu xe ở vùng cao, khi đổ dốc thường rà phanh dễ làm cho dầu phanh sủi bọt, làm mất khả năng phanh hãm. Vì vậy, việc xả bọt trong dầu phanh là rất cần thiết.

– Không dùng lẫn dầu phanh vì dầu phanh của các hãng đều có phụ gia khác nhau.

– Dầu phanh DOT3 và DOT4 ăn sơn rất mạnh nên tránh không để dầu phanh dây dính vào vỏ thân xe để khỏi bị rộp sơn.

– Khi sử dụng dầu phanh, tránh không để dầu phanh dính vào tay chân, quần áo và nhất là phải đeo kính bảo hộ khi rót dầu phanh.

Categories: TƯ VẤN

Các mẹo nhỏ giúp tiết kiệm nhiên liệu

March 5, 2011 Leave a comment
Tiết kiệm nhiên liệu không chỉ giúp cho túi tiền của chúng ta cạn đi ít hơn mà còn giúp chiếc xe hoạt động bền bỉ hơn và hiệu quả hơn, đồng thời môi trường sống của chúng ta sẽ trong lành hơn, đặc biệt trong thời buổi giá nhiên liệu liên tục leo thang. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, Ford đã phát triển một khóa học tương tác trực tuyến để cung cấp cho lái xe các mẹo nhỏ hữu ích cho vấn đề này.
alt


Dưới đây là 10 mẹo nhỏ rút ra từ khóa học này:

1.  Tốc độ vừa đủ.

Lái xe với tốc độ khoảng 90km/h thay vì 105km/h sẽ tiết kiệm nhiên liệu. Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) ước tính sử dụng mẹo này sẽ cải thiện 10-15% mức độ tiêu thụ nhiên liệu. Sử dụng kiểm soát hành trình bất kỳ khi nào có thể trên đường cao tốc để duy trì tốc độ và bảo toàn nhiên liệu.

2.  Nhấn ga và phanh nhẹ nhàng.

Nhiều người vẫn còn có thói quen đạp mạnh chân ga nhằm tăng tốc đột ngột cho chiếc xe đồng thời trước khi đỗ xe vẫn giức ở tốc độ cao rồi phanh đột ngột. Điều này có thể mang lại cảm giác mạnh cho người lái, tuy nhiên nó cũng chính là thủ phạm “móc” khỏi túi tiền của bạn một khoản nho nhỏ mà khi cộng dồn lại. Do đó, hãy cố gắng nhấn ga từ từ khi xuất phát và trước khi dừng xe, cần duy trì khoảng cách an toàn giữa các phương tiện và phán đoán điều kiện giao thông để kịp tăng ga và nhấn phanh đều đặn.

3.  Không cần nổ máy chờ

Những động cơ ngày nay với công nghệ hiện đại không cần phải nổ máy trước khi xuất phát nữa. Việc nổ máy chờ kéo dài sẽ tăng lượng khí thải và lãng phí nhiên liệu. Hãy tắt động cơ khi dừng quá 30 giây.

4.  Thường xuyên kiểm tra vỏ xe

Luôn giữ cho vỏ xe căng theo tỷ lệ áp xuất vỏ xe yêu cầu. Khi chiếc vỏ no hơi, nó sẽ giúp chiếc xe vận hành tốt hơn, nhẹ nhàng hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Sử dụng mẹo nhỏ này có thể giảm lượng sử dụng nhiên liệu trung bình 3-4%.

5.  Bảo dưỡng thường xuyên

Người sử dụng cần tuân thủ đúng lịch trình bảo dưỡng xe, trừ trường hợp gặp trục trặc bất thường. Trong những trường hợp không có điều kiện đến trung tâm bảo dưỡng, bạn cũng có thể tự thực hiện vài việc nhỏ như kiểm tra bộ lọc gió bằng cách đưa lên nguồn sáng để quan sát, nếu nó bị bịt kín và bụi bẩn nhiều thì hãy thay thế. Lọc gió là thứ rất rẻ tiền và dễ kiếm tại các cửa hàng. Tương tự, hãy kiểm tra bộ lọc nhiên liệu.

6.  Vận chuyển nhẹ nhàng

Tránh chất đống hành lý lên khung chở hành lý vì việc này có thể giảm khí động học và ảnh hưởng mức độ tiêu thụ nhiên liệu. Hãy bỏ những thứ không cần thiết khỏi xe.

7.  Hạn chế tối đa sử dụng điều hòa

Sử dụng điều hòa hợp lý, đúng lúc sẽ giảm trọng tải lên động cơ. Giảm sử dụng điều hòa khi nhiệt độ trên 26,60C có thể tiết kiệm 10-15% nhiên liệu. Sử dụng lỗ thông hơi khi có thể. Đỗ xe dưới bóng râm để giữ xe mát.

8.  Đóng tất cả cửa sổ khi ở tốc độ cao

Không nên mở cửa sổ xe khi tốc độ trên 80km/h bởi vì điều này sẽ làm tăng sức cản khí động lực học và giảm mức tiết kiệm nhiên liệu.

9.  Lựa chọn xăng dầu chuẩn

Hãy chú ý tới loại nhiên liệu sử dụng cho chiếc xe của bạn bởi điều này không những giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu mà còn bảo vệ động cơ xe.

10. Lộ trình du lịch rõ ràng

Hãy lên kế hoạch chi tiết cho các chuyến đi của bạn bởi điều này sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển, tránh các điểm dừng giao thông, các tuyết đường tắc nghẽn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Categories: TƯ VẤN

Cách phân loại dầu nhớt động cơ

March 5, 2011 Leave a comment
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ “W” là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Khi phân loại theo tính năng API, các ký tự sau chữ “S” hay “C” có thứ tự càng lớn trong bảng chữ cái càng tốt.
Thay dầu là một trong những thói quen cần có đối với hầu hết những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm này. Điển hình như chữ “W” trong ký hiệu SEA 10W40 ghi trên các loại dầu nhớt thường được nghĩ là “Weight”, trong khi thực tế nó dùng để chỉ từ “Winter”.
Ký hiệu chỉ loại dầu nhờn “20W-50” của Valvoline được bán ở Mỹ.  Ảnh: Valvoline
Tác dụng và tính chất của dầu nhờn
Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.
Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.
Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.
Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt
Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó.
Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 15 độ C.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.
Do đặc tính của dầu đa cấp nên người ta thường gọi nó là “dầu bốn mùa”. Khi có chữ “W”, khách hàng có thể hiểu nó dùng được cho cả mùa đông và mùa hè.
Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp…
Phân loại dầu theo tính năng
Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum Institute).
API phân ra theo cấp S (Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động cơ xăng và C (Commercial) cho các động cơ diesel. Hiện tại, với động cơ xăng, API phân ra nhiều loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC tới mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel, API chia thành CA, CD, CC tới CG, CH và CI. Càng về sau, chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới.
Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ 2 cách phân loại này. Tùy thuộc vào đặc điểm động cơ mà những hãng xe hơi khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng loại dầu nào. Bạn có thể tự đánh giá hay lựa chọn cho mình, nhưng tốt hơn cả hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia hay nhờ kỹ thuật viên của hãng tư vấn.
Categories: TƯ VẤN

Khi nào nên thay dầu động cơ

March 5, 2011 Leave a comment
Các chuyên gia cho rằng nếu đi dưới thời tiết khắc nghiệt, tải trọng lớn thì sau mỗi 3.000 km thay dầu là phù hợp. Nhưng với điều kiện bình thường, giá trị đó có thể tăng lên thành 10.000 km.
Việc thay dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố riêng biệt và tài xế cần kiểm tra thường xuyên.

Câu hỏi thường gặp nhất của những người mới sử dụng xe hơi là bao nhiêu lâu thì phải thay dầu động cơ. Câu trả lời cho những thắc mắc đó rất khác nhau. Nguyên nhân bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dầu. Vì vậy, không có câu trả lời chắc chắn đúng cho tất cả các trường hợp.
Có người cho rằng sau khoảng 3.000 km, số khác là 5.000 km hoặc 10.000 km. Tất cả những đáp án đó đều đúng, nếu xét ở một mặt nào đó. Lịch thay dầu thường phụ thuộc vào quãng đường thường xuyên đi dài hay ngắn, nhiệt độ ngoài trời cao hay thấp và tải trọng có lớn hay không. Ngoài ra, đi một đoạn đường dài thường không làm hỏng dầu nhanh bằng duy trì xe ở tốc độ cao.
Một số tài xế lái xe chở hàng quen thay dầu sau khoảng 3.000 km. Các sổ tay hướng dẫn thì khuyên ở mức 10.000 km hoặc hơn. Để nhắc nhở, một số hãng tích hợp phần mềm hiển thị thời gian thay dầu. Mỗi khi đến hạn, đèn báo lại sáng.
Chương trình báo thời điểm thay dầu được tính toán dựa trên hoạt động của động cơ, hệ truyền động. Các kỹ sư cho dầu mới một giá trị và giảm dần mỗi khi động cơ hoạt động. Đến khi giá trị này bằng không, hệ thống cảnh báo sẽ hoạt động. Một vài hãng còn tình toán tới cả thời gian “máy nguội”. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp sẽ tăng khả năng tích hơi ẩm, axit và nhiên liệu không cháy trong dầu. Điều đó làm giảm đáng kể tuổi thọ.
Nguyên nhân khiến dầu mất phẩm chất
Dầu động cơ là một hỗn hợp rất phức tạp, bao gồm các chất hydrocarbon (lấy từ dầu mỏ hoặc tổng hợp) và phụ gia. Phân tử dầu thường có xu hướng phân hủy dưới nhiệt độ cao, áp suất lớn. Tuy nhiên, việc dầu mất phẩm chất lại phụ thuộc vào một thành phần chiếm tỷ lệ rất ít, từ 0,01 đến 5%. Đó là chất phụ gia.
Phụ gia là các thành phần hữu cơ được thêm vào nhằm tăng độ nhớt, chống ăn mòn, chống đóng cặn để giúp động cơ bền hơn. Đây là những chất rất dễ phân hủy, đặc biệt ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như dưới piston.
Việc nước ngưng đọng trong dầu cũng khiến phụ gia phân hủy, tạo axit ăn mòn các chi tiết kim loại. Vì vậy, nếu dầu bị đen và đặc là dấu hiệu cho thấy phụ gia đã bị phá hủy. Đó là lúc cần phải thay dầu và bộ lọc.
Các chất bẩn cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới thời hạn thay dầu. Gần như không có cảm biến nào đo được độ bẩn của dầu động cơ. Ngày nay bộ lọc và các chi tiết rất kín khít nhưng nếu vận hành ở những nơi nhiều bụi, bạn cần thường xuyên xem dầu có bẩn hay không.
Thông thường, dầu tổng hợp bền hơn do các thành phần không dễ bị phá hủy. Chẳng hạn một chiếc xe đổ dầu tổng hợp đi dưới điều kiện thời tiết ấm, tải trọng nặng có thể thay sau 16.000 km. Cùng điều kiện đó, dầu thường cần phải thay sau 10.000 km.
Categories: TƯ VẤN

Kiến thức cơ bản về dầu nhớt động cơ

March 5, 2011 Leave a comment
Động cơ đốt trong (động cơ xe gắn máy) hoạt động dựa trên nguyên lý hỗn hợp xăng và khí được đốt cháy trong buồng đốt nhờ tia lửa điện đánh ra từ bu-gi.

Công năng sinh ra từ quá trình đốt này làm piston di chuyển tịnh tiến trong xi-lanh và thông qua cơ cấu truyền động làm quay bánh sau.Tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi tr ường, công suất cao là những tiêu chí hàng đầu của Honda khi nghiên cứu và phát triển các dòng động cơ của mình.
Để làm được điều đó, chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến, nhằm càng ngày càng nâng cao hiệu suất đốt nhiên liệu cũng như giảm thiểu sự thất thoát năng lượng. Hoạt động nghiên cứu và phát triển dầu nhớt động cơ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình này. Về cơ bản, dầu nhớt động cơ có 5 tác dụng như sau:

* Tác dụng bôi trơn

Trước tiên, dầu nhớt có tác dụng bôi trơn, giúp cho piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh. Động cơ được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết kim loại như piston, trục cam, xu-páp… Khi động cơ vận hành, lực ma sát giữa các bộ phận này với nhau là rất lớn. Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, làm giảm lực ma sát và tăng hiệu suất vận hành. Đồng thời, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết giúp giảm thiểu sự mài mòn các bề mặt kim loại, có tác dụng bảo vệ và tăng tuổi thọ của động cơ.

2 . Tác dụng làm mát
Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Nhờ quy trình luân chuyển liên tục, dầu nhớt sẽ có tác dụng làm mát, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt hay cháy piston.

3. Tác dụng làm kín
Khi động cơ vận hành, dầu nhớt như một lớp đệm mềm không định hình bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát.

4. Tác dụng làm sạch
Quá trình đốt cháy nhiên liệu đương nhiên sẽ sản sinh ra muội đọng lại trong động cơ, tác dụng tiếp theo của dầu nhớt chính là cuốn trôi và làm sạch những muội bám này.
5. Tác dụng chống gỉ

Bề mặt của các chi tiết kim loại trong động cơ được bao bọc bằng một màng dầu mỏng có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa dẫn đến han gỉ.

Các chất phụ gia

Nhằm nâng cao hơn những tính năng, tác dụng nói trên, dầu nhớt động cơ được bổ sung thêm rất nhiều chất phụ gia khác. Các chất phụ gia này thuộc nhiều chủng loại khác nhau và tôi chỉ xin giới thiệu dưới đây một số loại tiêu biểu:
1. Phụ gia làm sạch có tác dụng chống đóng cặn các-bon hay muội. Chất phụ gia này sẽ bao bọc các phần tử các-bon hay muội sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu và giữ ở trạng thái vô hại khi tách rời và phân tán chúng riêng rẽ trong dầu nhớt.
2. Phụ gia chống ăn mòn tạo 1 lớp màng dầu trên bề mặt chi tiết kim loại, tránh cho chi tiết bị ăn mòn bởi hiện tượng ôxy hóa.
3. Phụ gia nâng cao trị số nhớt có tác dụng ổn định độ nhớt của dầu, đảm bảo khả năng bôi trơn và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

Như vậy các bạn có thể thấy rằng để chế tạo ra những loại dầu nhớt động cơ có tính năng, chất lượng tốt, đòi hỏi rất công phu nghiên cứu và cải tiến của các nhà sản xuất.
Bảo trì, bảo dưỡng

Cùng với thời gian sử dụng thì khả năng bôi trơn và bảo vệ động cơ của dầu nhớt cũng dần dần bị suy giảm. Nếu cứ tiếp tục sử dụng thì sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ của động cơ.

Do đó, để đảm bảo khả năng vận hành ổn định của xe thì các bạn cần thực hiện chế độ thay dầu định kỳ. Đối với xe mới, các bạn nên thay dầu sau 500km~1000km đầu tiên để loại bỏ những mạt kim loại có thể còn sót lại sau qua trình chế tạo. Thời hạn thay dầu khuyến cáo cho các lần tiếp theo có thể khác nhau tùy theo từng loại xe nên các bạn hãy tham khảo kỹ Sách hướng dẫn sử dụng kèm theo xe của các bạn.

Ngoài ra, việc kiểm tra định kỳ lượng dầu trong động cơ xem có còn đủ ở mức cho phép không cũng hết sức cần thiết.

Tiêu chuẩn cho dầu nhớt động cơ

Có một số quy chuẩn nhằm khẳng định, đảm bảo chất lượng và đặc tính cho đầu nhớt. Mỗi chai dầu chính hãng Honda đều ghi rõ những đặc tính này.

Tiêu chuẩn API: Là tiêu chuẩn về chất lượng được quy định bởi Viện nghiên cứu dầu mỏ Mỹ. Tiêu chuẩn này bắt đầu từ ký hiệu SA và nay đã được nâng lên mức SL, SJ mà trong đó chữ S biểu thị cho động cơ xăng, chữ J biểu thị cấp chất lượng. Phân hạng cấp chất lượng được bắt đầu bằng A và nay đã tiến hóa đến mức L.
Tiêu chuẩn SAE: Là tiêu chuẩn phân loại dầu theo độ nhớt (được hiểu là độ cứng và độ mềm của dầu). Đối với dầu nhớt đa cấp, tiêu chuẩn này cấu thành từ 2 yếu tố, trị số đặc tính của dầu tại điều kiện nhiệt độ thấp và trị số này tại nhiệt độ cao. Ví dụ, tại hình bên nó sẽ là ký hiệu 10W-30.
Tiêu chuẩn JASO: Là tiêu chuẩn dành cho dầu nhớt của xe gắn máy 4 thì được quy định bởi Tổ chức tiêu chuẩn Ôtô Xemáy Nhật Bản. Thông thường, tiêu chuẩn này được chia ra thành 2 loại là MA và MB. Nhưng cách phân loại này chỉ thể hiện đặc tính sản phẩm khác nhau chứ không liên quan tới chất lượng của dầu.
Tiêu chuẩn riêng của Honda: Là tiêu chuẩn được thống nhất trên toàn thế giới nhưng với mức độ nghiêm ngặt cao hơn, nhằm đảm bảo chất lượng của dầu nhớt Honda chính hiệu. Chỉ những chai dầu dùng cho xe gắn máy đạt được tiêu chuẩn này mới được phép đóng dấu chứng nhận của Honda.

Trên đây, tôi đã giới thiệu những kiến thức cơ bản về dầu nhớt động cơ – yếu tố không thể thiếu để đảm bảo cho xe của các bạn vận hành ở trạng thái tối ưu . Một điểm cần lưu ý nữa để các bạn có thể giữ chiếc xe của mình ở trạng thái tối ưu, là phải ghi nhớ việc thay dầu đúng định kỳ.

Categories: TƯ VẤN

Chọn dầu nhớt thích hợp cho xe

March 4, 2011 Leave a comment

Dầu nhớt cho động cơ có 3 chức năng chính: làm trơn, giảm ma sát, giảm mài mòn, bảo đảm độ kín của pít-tông, xilanh, séc-măng, làm mát động cơ, làm sạch bề mặt động cơ. Nếu dùng không đúng dầu hoặc không đúng hướng dẫn, xe có thể giảm đến một nửa tuổi thọ.

Tính chất đặc trưng của dầu nhớt là độ nhớt (Viscosity) sẽ giảm khi nhiệt độ tăng. Khi động cơ làm việc, nhiệt độ dầu nhớt trong các-te có thể lên 80-100 độ C, còn nhiệt độ màng nhớt trong xilanh khoảng 200 độ C, vì vậy nếu dầu bị loãng sẽ không bảo đảm được hoàn hảo các chức năng nói trên. Do đó, đối với dầu nhớt dùng cho động cơ, yêu cầu quan trọng nhất là độ nhớt không được thay đổi quá nhiều theo nhiệt độ, được đặc trưng bằng chỉ số nhớt (Viscosity Index). Đối với dầu nhớt dùng bôi trơn cho các máy móc công nghiệp không đòi hỏi tính chất này.

Dầu nhớt cho động cơ được phân thành nhiều cấp và có nhiều cách phân cấp khác nhau. Vào năm 1983, Hiệp hội Kỹ sư ôtô và Viện Dầu mỏ Mỹ đã cùng xây dựng chung hệ thống phân loại mới, dựa theo độ nhớt, chỉ số và tính năng làm việc của động cơ chia dầu nhớt động cơ thành 13 cấp như sau: cho động cơ xăng gồm SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG và cho động cơ diezel gồm CA, CB, CC, CD, CD-II, CE. Mỗi cấp dầu nhớt với những tính chất quy định thích hợp cho từng đời sản xuất động cơ, chẳng hạn đối với động cơ xăng, dầu nhớt cấp SA, SB, SC, SD dùng cho các động cơ đời trước 1970; cấp SE dùng cho động cơ đời 1970-1980; cấp SF dùng cho động cơ đời 1980-1990; cấp SG dùng cho động cơ đời 1990 về sau. Xe đời cũ có thể dùng dầu nhớt cấp cao dành cho xe đời mới, nhưng xe đời mới không nên dùng dầu nhớt cấp thấp hơn quy định.
Đối với xe gắn máy, loại động cơ dưới 90 hoặc trên 100 phân khối, đều có thể sử dụng thích hợp dầu nhớt cấp SAE 40 hoặc SE (có nơi ghi API SE). Nên chú ý xe gắn máy động cơ 2 thì chỉ nên dùng loại SAE 40 hoặc SE dành riêng cho động cơ 2 thì vì loại cho động cơ 4 thì khi sản xuất có pha thêm nhiều phụ gia đặc biệt, dễ tạo nhiều cặn trong buồng đốt động cơ 2 thì.
Chú ý, nếu dầu động cơ được bôi trơn bằng loại dầu nhớt không đủ khả năng làm sạch máy hoặc không được thay đúng định kỳ, qua thời gian sử dụng, cáu cặn sẽ tích tụ trong rãnh pít-tông gây dính bạc séc-măng, gia tăng độ mài mòn xilanh, giảm tỷ số nén, xe sẽ hao xăng hơn, tiêu hao nhiều dầu hơn. Hậu quả là kèm theo là buồng nổ, bugi bị bám muội nhiều hơn, các súp-páp dễ bị tróc rỗ hơn…
Categories: TƯ VẤN